HLV Miura: 'Nhiều vị trí của tuyển Việt Nam có trục trặc...'
Ngược lại, giá cà phê arabica trên sàn New York đã tăng trở lại sau nhiều ngày giảm liên tiếp. Theo đó, kỳ hạn tháng 7 tăng 31,9 USD lên thành 4.339 USD/tấn. Kỳ hạn tháng 9 tăng 27,5 USD lên 4.311 USD/tấn và tháng 12 tăng 30,1 USD/tấn lên 4.310 USD/tấn.Nhóm nhạc BTS bước vào thế giới game LEGO
Ngày 13.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trương Văn Liếp, Giám đốc Sở KH-ĐT Long An cho biết, ông đã ký văn bản đề nghị chủ tịch UBND tỉnh này chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng có diện tích hơn 38 ha, tại xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa. Dự án do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Hằng (Công ty Vĩnh Hằng) làm chủ đầu tư. Cuối năm 2024, chủ đầu tư xin UBND tỉnh Long An phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 sau 15 năm được cấp phép (từ năm 2010).Theo ông Trương Văn Liếp, sau 17 năm được UBND tỉnh Long An chấp thuận chủ trương đầu tư (từ năm 2008), chủ đầu tư đã liên quan đến nhiều vụ việc tranh chấp dân sự kéo dài, nhiều khiếu nại và cả tố cáo hình sự. Việc thi công dự án kéo dài nhiều năm gây bức xúc trong dư luận nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lãng phí đất đai…Cụ thể, cuối năm 2019, dự án này hết thời gian thi công, thời hạn được giao đất và đến nay vẫn chưa được UBND tỉnh Long An gia hạn. Theo báo cáo của UBND H.Thạnh Hóa, dự án chỉ mới triển khai thi công xây dựng được 776/300.000 m2 theo đồ án quy hoạch chi tiết. Tuy vậy, chỉ có duy nhất có hạng mục nhà bảo vệ diện tích 16 m2 thi công đúng vị trí theo giấy phép của Sở Xây dựng Long An cấp năm 2016.Theo báo cáo tài chính của Công ty Vĩnh Hằng, tổng số tiền đã đầu tư san lấp mặt bằng, thi công một phần nhỏ của dự án được ghi nhận tính đến nay hơn 100 tỉ đồng. Trong khi đó, pháp nhân này đang bị ông N.Q.V (ngụ Q.1, TP.HCM) khởi kiện tranh chấp hợp đồng do ông này đã đầu tư vào dự án đến 90 tỉ đồng. Dự án này cũng đang bị TAND tỉnh Long An áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Theo Sở KH-ĐT Long An, trong hồ sơ chứng minh năng lực mà Công ty Vĩnh Hằng cung cấp vào tháng 12.2024 đều không thể hiện được doanh nghiệp này có đủ năng lực tài chính để tiếp tục triển khai dự án.Ngoài ra, hiện nay, Cục Thuế tỉnh Long An đang trong quá trình xử lý nội dung tố giác tội phạm trốn thuế tại các hợp đồng chuyển nhượng giá trị vốn (mua bán cổ phần) giữa các nhà đầu tư trong nội bộ Công ty Vĩnh Hằng. Trước đó, Báo Thanh Niên có bài "Chuyện lạ ở Long An: Đất trồng lúa biến thành hồ nước "khổng lồ", phản ánh nhiều ha đất trồng lúa ở xã Tân Đông, H.Thạnh Hóa bị ông P.T.T, Giám đốc Công ty B.T (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khai thác trái pháp luật.Báo cáo tài chính của Công ty Vĩnh Hằng (tại Cục Thuế Long An) thể hiện, từ năm 2018 đến 2021, công ty đã chi trả tiền cho "người bán ngắn hạn" là cá nhân ông P.T.T và Công ty B.T tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Đó là một phần chi phí san lấp mặt bằng của dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng.Theo ông Phạm Tùng Chinh, Chủ tịch UBND H.Thạnh Hóa, ngay sau khi Báo Thanh Niên phản ánh ông T. khai thác trái pháp luật đối với đất trồng lúa, UBND huyện này đã có quyết định thanh tra đột xuất để làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức có liên quan. Dự kiến, ngày 18.11.2024 kết luận thanh tra. Tuy nhiên, quá trình thanh tra vướng phải một số khó khăn khách quan nên đến nay lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực xử lý để kết luận.
12 ngày 'vàng' trong giai đoạn xét tuyển
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Tiến sĩ, bác sĩ Tim Bracewell-Milnes, chuyên gia về y học sinh sản từ Đại học Imperial London (Anh), cho biết sử dụng tinh trùng người hiến tại phòng khám sinh sản uy tín luôn an toàn hơn. Vì những nơi này vừa kiểm tra xem tinh trùng có khả năng thụ thai không, vừa kiểm tra về pháp lý và sức khỏe người hiến.
Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng
Chiều 17.1, tại hội trường Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, đông đảo sinh viên đã tham dự chương trình vinh danh học sinh, sinh viên, trao học bổng, quà và hỗ trợ vé xe về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Dịp này, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã trao 62 học bổng (mỗi suất 2 – 3 triệu đồng) và 111 suất quà cùng vé xe về quê đón tết cho các sinh viên nghèo hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có gia đình vừa chịu ảnh hưởng nặng của những đợt bão lụt trong năm 2024. Tổng kinh phí học bổng, quà là 180 triệu đồng.Kinh phí cho hoạt động lần này được trích từ quỹ khuyến học của nhà trường và nguồn kinh phí vận động quyên góp từ doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, thầy cô giáo, nhà hảo tâm, các cựu sinh viên và sinh viên.Nhận được quà tết sớm, nhiều sinh viên xúc động, vui mừng khi bớt đi nỗi lo trong những ngày cận tết. Bùi Anh Duy (quê xã Lộc An, H.Phú Lộc, TP.Huế) là một trong số sinh viên được nhận học bổng đợt này. Duy có hoàn cảnh rất đặc biệt, là nhân vật trong bài viết "Cậu học trò nghèo vất vả mưu sinh, nuôi giấc mơ vào đại học" trên Báo Thanh Niên đăng ngày 10.7.2024. Ngoài giờ học, vì nhà nghèo, Duy phải đạp xe hàng chục cây số mỗi ngày để đi giao mắm, tìm nguồn thu nhập để chạy ăn từng bữa cho gia đình 8 thành viên. Công việc này cũng là hy vọng có thu nhập duy nhất để cậu học trò nghèo nuôi giấc mơ vào đại học lúc đó. Sau khi bài viết đăng tải, chàng trai nghị lực này đã được bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ hơn 40 triệu đồng.Gặp lại PV Thanh Niên, Duy vui sướng chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ của bạn đọc nên giờ đây đã thực hiện được ước mơ. Hiện Duy đang là sinh viên năm nhất ngành quản lý nhà nước, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế."Được sự giúp đỡ của các cô chú và nhà trường, em đã thực hiện được ước mơ của mình. Năm nay, được trường trao học bổng, em rất vui vì có thêm tiền để phụ giúp cho mẹ trong dịp tết", Duy thật thà kể. Nhận xét về Duy, thầy giáo Nguyễn Tường Du, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, bày tỏ sự cảm phục trước nghị lực của chàng sinh viên nghèo. "Ngoài là một sinh viên có thành tích học tập tốt, Duy còn là chàng trai năng nổ, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài trường. Suất học bổng lần này mà Duy giành được rất xứng đáng với những nỗ lực của em", thầy Du nói.Phát biểu tại buổi lễ, TS Phan Tuấn Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, chia sẻ những khó khăn của các bạn sinh viên. Hoạt động này thể hiện sự đồng hành, quan tâm chăm lo của toàn thể lãnh đạo nhà trường và xã hội đối với học sinh, sinh viên.